Du lịch châu Âu

Châu Âu tráng lệ và cổ kính với nét kiến trúc độc đáo và những di sản văn hóa.

Tour du lịch châu âu 4 nước

Cơ hội đến Pháp ngắm tháp Eiffel nổi tiếng, thưởng thức bia Đức, thưởng thức món ăn Ý, mua sắm hàng hiệu ở Thụy Sĩ…..

Tour du lịch châu Âu 6 nước

Tham quan những thắng cảnh nổi tiếng nhất và những thành phố cổ kính, cung điện, lâu đài nguy nga, tráng lệ.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Bí ẩn khu đồi thánh giá ở Lithuania

Tour du lịch châu âu - Giữa những ngọn đồi xanh mướt ở đất nước Lithuania, cách thành phố Siaulia về phía Bắc 12 km có một ngọn đồi kỳ lạ hấp dẫn du khách tới thăm quan. Tại đây, người ta có thể thấy hàng chục nghìn cây thánh giá với các kích cỡ khác nhau làm bằng kim loại, gỗ và đá granite được xếp chồng lên nhau, có cây cao tới 5m.

>>> Tham khảo: tour du lịch hàn quốc
Địa điểm đặc biệt này chính là Kryziu Kalnas (theo ngôn ngữ Lithuania) hay Đồi thánh giá, ngọn đồi của tình yêu, hòa bình, niềm hy vọng, và đức hi sinh.


Nguồn gốc lịch sử của đồi vẫn là một bí ẩn như chính bản thân nó. Không ai biết chính xác phong tục để lại những cây thánh giá trên ngọn đầu bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết rằng ngọn đồi này từng là nơi trú ngụ một pháo đài cổ và rằng những cây thánh giá đầu tiên xuất hiện tại đây có thể vào thế kỷ 14 trong thời kỳ chiếm đóng của Giáo binh đoàn Giéc-man.


Sau đó, trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập của Lithuania, dân chúng dựng những cây Thánh giá trên đồi như một hình thức tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì đất nước.


Vì vậy, tục đặt thánh giá lên đồi được coi như một biểu tượng cho sức chiến đấu bền bỉ của người tín hữu Công giáo Lithuania trong quá trình giành độc lập dân tộc và chống lại sự đàn áp từ quân xâm lăng ngoại bang.


Trong quá khứ, hàng nghìn cây thánh giá đã được người dân Lithuania dựng lên và cũng từng bị phá hủy nhiều lần nhưng đến nay, ngọn đồi vẫn tồn tại và trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng và cũng là điểm hành hương của nhiều người theo đạo Cơ đốc.


Ngoài ra lịch sử của ngọn đồi Thánh giá còn gắn liền với một truyền thuyết. Theo đó, ngọn đồi này được hình thành bởi những người hành hương tin rằng khi đi qua ngọn đồi này mà để lại một cây thánh giá thì họ sẽ gặp may mắn. Vì lẽ đó, hàng nghìn người đã đến đây để tìm kiếm may mắn.




Số lượng cây thánh giá theo thời gian ngày một tăng lên, nó được cắm xuống đất hoặc treo dưới các thánh giá khác. Qua nhiều thế kỷ, không chỉ có cây thánh giá mà còn có cả những bức tượng lớn Chúa Giê-xu bị đóng đinh, những nhà yêu nước của Lithuania, tượng Đức mẹ đồng trinh Mary và hàng ngàn hình nộm, tranh ảnh, chuỗi tràng hạt được người hành hương mang đến.


Năm 2001, Tổ chức giáo dục, văn hóa và khoa học Liên hợp quốc (Uneco) đã đưa Đồi thánh giá trở thành kiệt tác di sản thế giới.
Nguồn: tổng hợp.
>>> Đăng ký du lịch châu âu giá tốt nhất

Nhà Thờ Chính Thống Giao Nga

Nhà thờ Giao Hội Chính Thống Nga có thiết kế độc đáo và khác biệt so với các nhà thờ phương tây. Các nhà thờ có nội thất tinh xảo và phong phú bởi tranh ảnh và những vật Thánh được treo trên các bức tường. Ngoài ra các nhà thờ này còn trưng bày hình ảnh đại diện cho Theotokos (người được đặc biệt tôn kính trong Giao Hội Chính Thống Nga), các Thánh, và các bức tranh miểu tả lại cuộc sống và đạo nghiệp của họ.
>>> Xem ngay: du lịch châu âu giá rẻ

Vàng kim là sắc màu chủ đạo trong các nhà thờ, nó đại diện cho một vương quốc thiên đường và cũng đem lại chiều sâu đối với các chi tiết chạm khắc. Các bức tranh được sáng tác trên không gian hai chiều nhưng tạo trải nghiệm tuyệt vời về không gian ba chiều bên trong khung gỗ, các bức tranh thay đổi dựa theo các góc và vị trí quan sát.

>>> Đăng ký: tour châu âu
Một điểm đáng chú ý khác với các Nhà thờ Chính Thống Giao Nga là các biểu tượng, chi tiêt chạm khắc hoặc các bức tranh có thể hiện diện ở bất cứ đâu kể cả trên các mái vòm. Trên trần của nhiều nhà thờ (bên trong vòm chính) là hình tượng của Chua Kito. Các hình ảnh đó nhấn mạnh con người và thiên tính của người, chúng thể hiện rằng Chúa Kito có khởi đầu là người trần và đương nhiên cũng là Thiên Chúa bất tử.


Hầu hết các nhà thờ được thắp sáng bằng nến hay vì ánh sáng điện và có nhiều đế nến trước các biểu tượng, nó phục vụ phong tục thường thấy tại đây, các tín đồ sẽ thắp sáng những ngọn nến và đặt chúng lên ban. Nghi lễ này có nghĩa như lời cầu nguyện với Thiên Chúa, Đức Mẹ hoặc các thiên thần hay yêu cầu giúp đỡ trên con đường khó khăn để cứu độ và giải thoát khỏi tội lỗi của các tín đồ.


Đôi khi các đáy của thánh giá trong các nhà thờ Chính Thống Giao của Nga sẽ được trang trí bằng một lưỡi liềm. Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ cuộc chinh phạt của Sa Hoàng Ivan Hung Bạo vào năm 1552 khi tấn công thành phố Kazan được cai trị bởi người hội giáo Tatars. Để tưởng nhớ sự kiện này, ông quyết định rằng từ đó về sau lượi liềm Hồi giáo được đặt ở dưới cùng của thập giá để thể hiện chiến thắng của thập giá (Kito giáo) đối với lưỡi liềm (Hồi giáo).
Nguồn: Sưu tầm.
>>> Có thể bạn quan tâm: du lịch nhật bản

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Tìm hiểu: Cuộc sống ở Nhật Bản

1. Cuộc sống ở du lịch Nhật Bản rất an toàn

>>> Tham khảo tour du lịch châu âu
Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó, tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây, nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga.

Sau đó, họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần, chúng tôi đi tàu ra sân bay. Sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay dơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: "Cái túi này của ai đây?". Vợ tôi giật mình, nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh.

Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi, là một sinh viên.

Con trai tôi có lần đi chơi, cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi.

Năm 1999, chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật Bản (gọi tắt là viện RIKEN) - nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình. Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày, anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia, rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: "Thật là không thể tin được!". Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.

Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV, tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya, nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm.

Mới đến Nhật, người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế, rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh, mà không hề sợ là túi sẽ "bốc hơi" lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những "sơ ý" đó, vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.

Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố, và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau, thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi.

Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn giàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì, vì nhảy vọt được ra khỏi xe, như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất "ngầu", cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.

2. Khách hàng thực sự là vua


Ở Nhật, người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì, hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD).

Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.

Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music - một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza - Tokyo. Tại hiệu này, có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: "Xin quý khách đợi cho một lát", sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: "Xin cảm tạ quý khách!"

Rất ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta nói: "Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được hưởng sự phục vụ tốt nhất". Sau này, tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).

Miếng dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm, tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi). Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với cửa hàng.

Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy để kiểm tra, vì hiện tượng này rất khó phát hiện, và không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy xe cần trục phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng, và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ đang làm công vụ.

Vợ tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc (công) ở Nhật. Tất cả mọi người - từ bác sỹ, y tá, hộ lý, đến nhân viên phục vụ, quét dọn - đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy, khiến vợ tôi nói: "Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy đủ của nó."

Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta bảo: "Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư, nên bác sỹ, y tá phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó". Nghe nói bệnh viện tư nhân phục vụ còn tốt hơn thế.

Chuyện phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng "siêu" không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một chuyến bay của JAL từ Tokyosang tour châu Âu, thì một con muỗi từ đâu đó xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con muỗi. Ngay lúc đó một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt xòe ra để ... đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.
Nguồn: sưu tầm.

Du lịch Maldives - Đất nước đa sắc màu

Tour du lịch châu âu - Maldives là biển và biển là Maldives! Một đất nước hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ nơi nào trên thế giới, khi hơn 2.000 hòn đảo nằm rải rác ở Ấn Độ Dương kết nối với nhau như mép của những miệng núi khổng lồ.

Nhưng nếu chỉ vậy thì khó có thể giải thích nguyên nhân vì sao rất nhiều người khao khát đến đây và dành cho đảo quốc này những mỹ từ như "thiên đường", "vườn địa đàng" nơi hạ giới.

Câu trả lời đã đến ngay với du khách đi du lịch châu âu khi chiếc thủy phi cơ bắt đầu hành trình đưa chúng tôi đến resort. Quả thật, tạo hóa đã ưu đãi nơi đây khi ban tặng tất cả những gì đẹp nhất: biển trời xanh ngắt một màu, những bờ cát trắng mịn trải dài đến tận chân trời, bầu không khí trong lành sảng khoái tràn vào lồng ngực sau từng nhịp thở.


Những hòn đảo nổi bật nhờ ranh giới chuyển tiếp đột ngột giữa màu xanh cobalt của vùng nước nông và màu xanh lục của tầng nước sâu, một nét đặc hữu của vùng đảo san hô. Xa xa là những cụm bungalow tạo thành những đường cong duyên dáng tiến dần ra biển khơi.

Tất cả hòa quyện một cách hài hòa với nhau để bày ra trước mắt du khách một nơi chốn ngập tràn hạnh phúc và bình yên. Cảm giác sững sờấy chỉ dịu đi khi bước chân của chúng tôi chạm bờ, nhưng sao những cảm giác ấy, hình ảnh ấy cứ vương vấn mãi trong lòng.

Những vùng nước trong veo thấy tận đáy như một ma lực lôi kéo tất cả du khách ngay lập tức muốn lao mình xuống vẫy vùng thỏa thích. Những bờ cát trắng thoai thoải khiến bạn chỉ muốn thư giãn thưởng thức tiếng sóng biển rì rào, tiếng xào xạc của gió xuyên qua những rừng dừa xanh ngút mắt.

Tuy nhiên, còn hơn thế Maldives như một cô gái kiêu kỳ không bao giờ phô bày tất cả những gì quyến rũ nhất mà cứ để cho mọi người tìm hiểu.

Một quốc gia ngàn đảo với khoảng 200 đảo có người sinh sống bao gồm 105 đảo dành cho kinh doanh resort, Maldives có quá đủ kinh nghiệm để làm hài lòng các du khách khó tính nhất với không ít các dịch vụ nơi đây có mức giá... trên "thiên đường".


Nhưng thành công đến là do họ đã tạo được một Maldives đa dạng, thích hợp với tất cả mọi đối tượng. Đó là một Maldives của những đôi tình nhân đắm say bên nhau trong bữa tối lãng mạn dưới ánh nến lung linh bên bờ biển, những con sóng nhẹ nhàng vỗ bờ càng tôn những lời yêu thương trao nhau lên những cung bậc cao hơn.

Đó cũng là một Maldives của những gia đình quây quần bên nhau trong cùng kỳ nghỉ, cùng say sưa ngắm nhìn đại dương từ những chiếc thủy phi cơ. Hay một Maldives của những cô cậu bé thích thú khám phá thế giới tự nhiên khi được hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện về những chú cá heo cứu người.

Một Maldives thân thuộc của những người bạn chí cốt, dành thời giờ ngồi thưởng thức chút men nồng bên những câu chuyện về cuộc đời...


Dù chỉ là những du khách chợt đến rồi chợt đi nhưng chúng tôi vẫn nhớ về những lần gặp gỡ với người dân nơi đây. Omar - chàng trai trẻ chạy việc cho một tiệm tạp hóa ở thủ đô Male - đã hớt hải chạy đi tìm băng cá nhân cho một người trong nhóm chúng tôi bị chảy máu do vấp ngã.

Đáp lại những lời cảm ơn của chúng tôi là một nụ cười và câu nói "rất vui vì được giúp đỡ các bạn" của anh chàng. Hay nhóm bạn Josuf mà chúng tôi tình cờ bắt chuyện trên đường, những chàng trai đang thất nghiệp nhưng lạc quan mong chờ cơ hội tốt.


Câu chuyện đã thay đổi khi Riza, em trai của Omar đi học về, cậu bé tám tuổi làm không khí trở nên sôi nổi khi đặt cho chúng tôi những câu hỏi thú vị bằng tiếng Anh giọng chuẩn. Em nói mình còn tự học tiếng Pháp và tiếng Nhật để lớn lên có thể làm việc với doanh nhân từ nhiều nước trên thế giới.
Nhìn ánh mắt trong veo đầy tự tin của Riza cùng sự tự hào về em trai mình của Omar, chúng tôi đã hiểu thêm về những chủ nhân đích thực của Maldives. Nồng hậu, hiền hòa, nhưng không hề tự ti mặc cảm, thế hệ trước biết hy sinh để đầu tư cho sự chuyển mình của người Maldives trong tương lai.
Vâng, du lịch châu âu chúng tôi không chỉ có được một kỳ nghỉ đẹp mà còn mang về câu trả lời cho bản thân: "Thiên đường chính là nơi cho ta biết được thế nào và làm thế nào để hạnh phúc".
Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Những lưu ý khi đi du lịch thế giới

Du lịch châu âu - Thái Lan: Bạn phải ăn mặc lịch sự với áo dài tay, quần hoặc là váy dài và bạn nhớ là cởi giày khi viếng thăm chùa chiền, đền thờ ở Thái Lan. Nếu bạn là phụ nữ thì không được phép đứng hoặc là ngồi gần các nhà sư nhé, việc phụ nữ chạm vào các nhà sư là điều cấm kị. À lưu ý nữa là nếu trên xe bus mà ghế ngồi cạnh nhà sư còn trống bạn cũng không được ngồi nhé.
>>> Xem ngay tại đây: http://tourdulichchauau.vn/
Singapore: Hòn đảo nổi tiếng xanh sạch này rất khắt khe trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bạn không được nhai kẹo cao su, hút thuốc lá và xả rác nơi công cộng đâu, bạn sẽ bị phạt tiền và lao động công ích 12 tiếng đồng hồ, nếu kháng cự có thể bạn sẽ bị phạt roi dù bạn là du khách đi chăng nữa.

Singapore

Hàn Quốc: Điều quan trọng nhất là bạn mang theo dầu gội đầu, xà bông, bàn chải đánh răng, các vật dụng vệ sinh cá nhân khác vì các khách sạn ở đây không phục vụ bạn miễn phí những đồ ấy đâu.

Nhật Bản: Khi nhập cảnh vào Nhật bạn hãy ăn mặc lịch sự nếu không muốn bị làm khó dễ, khi bước vào các quán ăn thì bạn phải cởi giày, không được ngồi vào bàn trống ngay nếu người phục vụ chưa hướng dẫn và mời bạn vào, khi ăn xong thì bạn sẽ lấy tăm ở quầy tính tiền và nhớ là đừng bao giờ đưa tiền tip cho người Nhật Bản.

Australia: Nếu đến Australia bạn không nen mang trang phục gắn lông chim hay làm từ tre, cọ, những vật dụng này sẽ bị tịch thu ngay tại sân bay, nếu bạn cố tình mang theo mà bị phát hiện thì bạn sẽ bị phạt tù ngay đó.

Mỹ: Đến Mỹ bạn phải tiết kiệm điện và nước nhé và chỉ dùng khăn khi thực sự cần thiết thôi nhé, và đưa tiền tip cho người phục vụ là quy định ngầm bắt buộc.
Nguồn: Tổng hợp
>>> Khám phá: tour du lịch châu âu